Site icon 789BET

CLB Hà Nội nuôi mộng vô địch bằng vốn tự có

CLB Hà Nội ôm mộng vô địch giờ dàn cầu thủ tự đào tạo

123b – So với các đối thủ như Công An Hà Nội, Bình Dương hay Nam Định, CLB Hà Nội không tạo được tiếng vang trên thị trường chuyển nhượng trước thềm V.League 2024/25 khởi tranh. Nhưng điều đó không có nghĩa đội bóng Thủ đô chịu cảnh thất thế trong cuộc đua vô địch!

Hơn 15 năm trước, CLB Hà Nội cũng đi tắt đón đầu như cách Công An Hà Nội, Nam Định lên ngôi vô địch V.League ở 2 mùa giải 2023 và 2023/24. Dưới nguồn tài chính dồi dào, đội bóng Thủ đô liên tục chiêu binh mãi mã nhằm đẩy nhanh sức mạnh, hướng đến mục tiêu chinh phục đỉnh cao ở giải VĐQG.

Với một loạt các tuyển thủ quốc gia hồi bấy giờ, cộng ngoại binh chất lượng cao, CLB Hà Nội đã 3 lần lên ngôi vô địch, ở các mùa 2010, 2013 và 2016. Nhưng cũng đúng tại cột mốc 2016 ấy, một sự chuyển dịch quan trọng đến với Hà Nội FC. Sự xuất hiện của HLV Chu Đình Nghiêm trong vai trò trợ lý, cùng với đó là … được trao cơ hội thi đấu liên tục kể từ bấy giờ. Công thức kết hợp giữa những tuyển thủ quốc gia gạo cội gồm Thành Lương, Văn Quyết cùng với các tài năng trẻ, đan xen với ngoại binh chất lượng, quả thực đã giúp CLB Hà Nội đạt mục tiêu “một mũi tên trúng hai đích”.

Thứ nhất, CLB Hà Nội vẫn giành hàng loạt những danh hiệu quốc nội. Thậm chí so với thời điểm trước đó, hơn, gồm: 3 chức vô địch V.League 2018, 2019, 2022; 2 Cúp Quốc gia 2020, 2022; 4 Siêu cúp Quốc gia: 2018, 2019, 2020 và 2022.

Thứ hai, Những Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Huy, Thành Chung, Việt Anh,… trở thành nòng cốt của ĐT Việt Nam trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, cũng nhờ chiến lược hợp lý này, dàn cầu thủ kể trên đã thu hút hàng loạt cổ động viên cho đội bóng.

Nhìn từ thành công ấy, CLB Hà Nội quyết định trung thành với chiến lược tự tạo ngôi sao thay vì chiêu mộ ngôi sao. Trong 2 mùa giải gần đây, đội bóng Thủ đô không chi quá nhiều tiền để đưa về các tuyển thủ Việt Nam thuộc hàng đỉnh ở V.League. Thay vào đó, họ lựa chọn những cầu thủ vừa phải, có triển vọng hoặc đôn các gương mặt trẻ từ đội U19 và U21; trước khi phát triển họ thành những ngôi sao thực thụ của bóng đá Việt Nam.

Một con số mà CLB Hà Nội cảm thấy hồ hởi với chiến lược kể trên. Đó là ở đợt tập trung gần nhất của ĐT Việt Nam, trong bản danh sách sơ bộ đã có tới 7 cầu thủ thuộc CLB Hà Nội được HLV Kim Sang Sik triệu tập. Không một đội bóng nào ở V.League có nhiều cầu thủ lên đội tuyển Việt Nam hơn Hà Nội trong đợt FIFA Days tháng 9.

Không khó để nhận thấy sự sốt ruột đến từ CĐV CLB Hà Nội. Bởi cách mà đội bóng thong dong ở thị trường chuyển nhượng trước mùa giải mới trong bối cảnh các đối thủ như Nam Định, Bình Dương, Công An Hà Nội liên tục công bố hàng loạt những “bom tấn”.

Việc đội bóng Thủ đô công bố các bản hợp đồng cũng khiến nhiều người còn hoài nghi. Bởi thực tế, 3 ngoại binh tương đối đắt giá là tiền đạo Chidi Kwem, tiền vệ Keziah Veendorp và tiền đạo biên Joao Pedro đều còn quá mới mẻ với V.League. Vốn dĩ, câu hỏi về việc họ có hoà nhập được với môi trường V.League hay không và cống hiến bao nhiêu cho Hà Nội FC vẫn còn bỏ ngỏ. Các nội binh còn lại như Lê Xuân Tú, Hồ Thanh Minh và Chu Văn Kiên đều chưa hẳn là bản hợp đồng “nặng đô”. Vậy nên, dễ hiểu vì sao mà CLB Hà Nội vô hình trung tạo cảm giác âu lo và hoài nghi cho giới mộ điệu.

Tuy nhiên, như đã đề cập từ đầu, điều này nằm trong chiến lược phát triển lực lượng của CLB Hà Nội. Quan trọng hơn, , thay vì buông xuôi dẫn đến đầu tư hời hợt như nhiều người nhầm tưởng. Nhìn từ mùa giải trước để thấy CLB Hà Nội vẫn xoay sở tương đối ổn về mặt con người. Bộ đôi nội binh Tuấn Hải, Văn Quyết cùng nhau ghi 20 bàn thắng tại V.League – con số này còn cao hơn nhiều ngoại binh ở CLB Hà Nội nói riêng và V.League nói chung. Xuân Mạnh, bản hợp đồng mới, cũng sớm thích nghi với đội bóng Thủ đô. Nếu như Ngô Tùng Quốc bên phía CLB TP.HCM không xuất sắc, vị trí hậu vệ phải trong đội hình tiêu biểu có thể đã thuộc về Xuân Mạnh.

Nói thế để thấy rằng, CLB Hà Nội từ lâu đã chuyển mình sang một chiến lược mới, dù vẫn giữ tham vọng vô địch. Đó là tạo dựng một nền móng đủ vững để bền bỉ theo dòng thời cuộc của V.League qua nhiều năm. Xét riêng ở góc độ nội binh, CLB Hà Nội đang có 3 lứa tuổi từ kinh nghiêm, chín chắn, tiềm năng.

Những Văn Quyết (33 tuổi), Hùng Dũng (31 tuổi), Duy Mạnh (27 tuổi), Xuân Mạnh (28 tuổi), Thành Chung (27 tuổi), Văn Toàn (27 tuổi) đủ kinh nghiệm và thể dìu dắt lứa đàn em kế cận do chính Hà Nội FC đào tạo. Có thể kể đến như Nguyễn Đức Anh (21 tuổi), Quan Văn Chuẩn (23 tuổi), Ngô Đức Hoàng (21 tuổi), Nguyễn Hai Long (24 tuổi), Vũ Đình Hai (24 tuổi), Nguyễn Văn Tùng (23 tuổi), Nguyễn Văn Trường (21 tuổi) hay Lê Xuân Tú (25 tuổi).

Năm 2016, từ vai trò trợ lý cho HLV kỳ cựu Phan Thanh Hùng, ông Chu Đình Nghiêm đã được tin tưởng bổ nhiệm vào chiếc ghế HLV trưởng. Để rồi nhờ sự gắn bó khăng khít với bóng đá chuyên nghiệp và bóng đá trẻ Hà Nội, ông Chu Đình Nghiêm vươn mình trở thành HLV hàng đầu của V.League.

Mùa giải này, có thể tiếp bước hình bóng người tiền bối. Thực tế suốt 10 năm qua, vị HLV này đã có nhiều thành công trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ. Ông từng cùng CLB Phù Đổng Ninh Bình xuất sắc vô địch giải hạng Nhì năm 2018. 4 năm qua, vị HLV này đã gắn bó với công tác đào tạo trẻ. Đáng chú ý nhất, năm 2022, ông Tuấn “cối” cùng với chính lứa cầu thủ Văn Trường, Đức Anh, Văn Sơn (những gương mặt được lên đội 1 hiện tại) vô địch U19 quốc gia.

Kinh nghiệm chuyên nghiệp có thể là điều mà ông Tuấn còn thiếu. Nhưng sự chuyên nghiệp và nhiệt huyết dìu dắt cầu thủ trẻ nên người thì ông Tuấn có đủ. Đấy là điều mà CLB Hà Nội cần. Họ muốn một HLV mới mẻ có thể làm nên chuyện lớn cho đội bóng, từ chính vốn tự có mang tên “cây nhà lá vườn”.

Exit mobile version